Tại sao giá dầu nhớt, dầu mỡ công nghiệp lại không giảm?
Với phương châm: “Khách hàng là trên hết, Uy tín là hàng đầu”. Chúng tôi luôn mong muốn đem tới Quý khách hàng các sản phẩm dầu nhớt, dầu mỡ công nghiệp với giá cả cạnh tranh nhất, cũng như chất lượng tốt nhất. Tuy vậy trong thời gian qua, giá dầu nhớt, dầu mỡ công nghiệp gần như không thay đổi. Thậm chí một số thời điểm còn tăng nhẹ, trong bối cảnh giá dầu thô trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã giảm một cách chóng vánh. Vậy câu hỏi đặt ra tại đây là vì sao giá dầu nhớt – dầu công nghiệp lại không giảm? (Mặc dù để sản xuất chúng cần phải lấy 100% dầu gốc được chiết ra từ các nhà máy lọc dầu để làm nguyên liệu, cho thêm phụ gia. Dầu gốc loại này đã có đầy đủ các tiêu chí như chỉ số độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, trị số kiềm tổng, tổng lượng acid… đảm bảo làm trơn, mát, tốt cho động cơ.) Câu trả lời ở đây cũng chính là nội dung của bài viết. Hy vọng qua bài viết này, Quý khách hàng sẽ tìm được cho mình câu trả lời cũng như giải tỏa được những khúc mắc, bức xúc trong lòng bấy lâu nay!
Để mở đầu chúng ta hãy cùng nhìn lại diễn biến giá dầu thô trong mấy năm qua:
Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2009, giá dầu đạt đỉnh vào năm 2012 với 128,14 USD/thùng và duy trì sự ổn định đến giữa năm 2014 (ngày 6/6, giá dầu giao dịch tại 115,19 USD/thùng). Chính từ đây, giá dầu đã lao dốc không phanh, giảm hơn 50% vài tháng sau đó. Đầu năm 2015, giá dao động xung quanh mức 50 USD/thùng. Đến tháng 8, giá dầu chạm ngưỡng 40 USD/thùng và tăng nhẹ lên mức 45-50 USD/thùng vào tháng 10. Sau đó lại lao dốc xuống mức 32.23 USD/thùng vào ngày 7 tháng 1 năm 2016 – mức thấp nhất trong vòng 12 năm qua. Như vậy tính từ mức đỉnh đến nay giá dầu thô đã giảm đến 300%. Một con số gây sốc!
Tuy nhiên, ngay cả khi giá dầu giảm sâu so với kỉ lục vào năm 2012, nguồn cung dầu mỏ trên thế giới chưa có hề có dấu hiệu suy giảm. Các nước OPEC và ngoài OPEC giữ nguyên sản lượng và tăng khai thác, xuất khẩu. Hiện tại, lượng dầu thô khai thác của OPEC trên 30 triệu thùng/ngày, trong đó nhà sản xuất lớn nhất là Arap Saudi với hơn 10 triệu thùng/ngày.
Cùng với việc IRAN được dỡ bỏ cấm vận, cũng như việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dỡ bỏ việc cấm xuất khẩu dầu. Thì lượng cung dầu thô ra thị trường là chỉ có tăng chứ không giảm.Trong tình hình nguồn cung tăng và cầu giảm, mỗi ngày dư thừa khoảng 1,3 triệu thùng dầu thô (theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế – IEA), gây áp lực giảm giá lên các nhà cung cấp trên thế giới.
Giá dầu thô giảm như sốc như vậy, kéo theo những sản phẩm được chế xuất từ dầu thô như Xăng, dầu Diesel,… cũng giảm theo khá mạnh. Nhưng riêng dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp bao gồm các loại như: dầu thủy lực, dầu bánh răng công nghiệp, dầu cắt gọt kim loại, dầu máy nén khí, dầu chống gỉ, dầu động cơ, mỡ bôi trơn,…. thì giá gần như bất động, thậm chí một số thời điểm còn tăng nhẹ như đã đề cập ở trên. Gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới việc giá dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp lại nằm ngoài xu thế giảm giá đó. Mặc dù chúng cũng chúng được chế biến từ dầu gốc – cũng là một sản phẩm của dầu thô?
Để dần dần giải đáp thắc mắc này, tiếp theo chúng ta hãy cùng nhau khát quát qua một chút về thị trường dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng hơn 50 doanh nghiệp nhập khẩu dầu gốc về chế biến. Trong đó hầu hết các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Exxon Mobil, BP, Castrol, Shell, Total, Caltex, Buhmwoo…đều đã có mặt. Và chiếm tới hơn 80% thị phần dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp tại Việt Nam! Trong khi các doanh nghiệp trong nước xuất hiện khá khiêm tốn về thị phần. Từ đây chúng ta có thể thấy việc giá bán dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp được quyết định bởi các thương hiệu lớn này. Vậy tại sao giá Exxon Mobil, BP, Castrol, Shell, Total, Caltex, Buhmwoo… lại không giảm, thậm chí tăng nhẹ? Trong khi giá dầu gốc nhập về đã giảm đi rất nhiều?
Câu trả lời nằm ở Quy mô và thành phần ngành nghề mà các Đại thương hiệu như Castrol, Shell, Total, Caltex,… kinh doanh.! Tại sao lại như vậy?
Xét về Quy mô đây đều là những Đại công ty mà hoạt động kinh doanh, sản xuất của họ gần như phủ kín toàn cầu chứ không riêng một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Về thành phần các ngành nghề kinh doanh cũng rất rộng từ khai thác, khoan thăm dò, cung cấp dầu thô, dầu gốc, phụ gia,… cho toàn cầu. Trong đó dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp xét về doanh thu chỉ chiếm một lượng nhỏ trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy việc giá dầu thô giảm sốc trong khi đó chi phí khai thác( Bao gồm các hoạt động khai thác, khoan thăm dò, máy móc công nghiệp, nhân công lao động…) gần như không giảm, đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu và lợi nhuận của các hãng này!
Đồng thời dầu gốc cũng là do họ tự sản xuất nên giá dầu gốc có giảm cũng không giúp ích gì cho giá đầu vào của các hãng này. Bởi họ có phải nhập của ai khác đâu. Mà là nhập của chính họ! Đầu vào ở đây chính là chi phí máy móc, nhân công,…đều là những thứ không giảm.!
Một nguyên nhân nữa là thị phần của các hãng này tại Việt Nam chiếm tới hơn 80% nên họ quyết định được giá bán ra. Mà giá đầu vào (Chi phí khai thác, máy móc, nhân công,…) không hề giảm, trong khi doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng do giá dầu thô giảm sốc. Nên các hãng này hoàn toàn không có ý định hạ giá bán ra các sản phẩm dầu nhớt – dầu mỡ công nghiệp.!
Trả lời